Nhân khẩu Sicilia

Lịch sử dân số
NămSố dân±%
18612.409.000—    
18712.590.000+7.5%
18812.933.000+13.2%
19013.568.000+21.7%
19113.812.000+6.8%
19214.223.000+10.8%
19313.906.000−7.5%
19364.000.000+2.4%
19514.487.000+12.2%
19614.721.000+5.2%
19714.681.000−0.8%
19814.907.000+4.8%
19914.966.000+1.2%
20014.969.000+0.1%
20115.002.904+0.7%
20175.056.641+1.1%
Nguồn: ISTAT 2010

Sicilia là nơi dung hoà nhiều nền văn hoá và dân tộc khác nhau, trong đó có người Ý nguyên trú, người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Saracen, người Norman, người Schwaben, người Aragon, người Lombard, người Tây Ban Nha, người Phápngười Albania, họ đều có đóng góp vào thành phần văn hoá và di truyền của đảo. Khoảng năm triệu người sống tại Sicilia, do đó đây là vùng đông dân thứ tư tại Ý. Trong thế kỷ đầu tiên sau khi nước Ý thống nhất, Sicilia có mức di cư thuần vào hàng âm nhất trong các vùng của Ý do có hàng triệu người di cư sang các quốc gia châu Âu khác, Bắc Mỹ, Nam MỹÚc. Giống như Nam Ý và Sardegna, di cư đến đảo rất thấp so với các vùng khác của Ý do các công nhân có xu hướng tiến về Bắc Ý, nguyên nhân là tại đó có các cơ hội việc làm và công nghiệp tốt hơn. Số liệu năm 2016 của ISTAT[75] cho thấy có khoảng 175 nghìn người nhập cư đến đảo trong tổng số gần 5,1 triệu dân (gần 3,5% dân số); người Romania với trên 50 nghìn là nhóm nhập cư đông nhất, tiếp đến là người Tunisia, Maroc, Sri Lanka, Albania và những người khác chủ yếu đến từ Đông Âu. Giống như phần còn lại của Ý, tại Sicilia ngôn ngữ chính thức là tiếng Ý và tôn giáo chủ yêu là Công giáo La Mã.[76][77]

Sicilia có hai nhóm thiểu số ngôn ngữ-dân tộc lịch sử là người Lombard Sicilia và người Arbëreshë. Người Lombard Sicilia sống tại bắc-trung của đảo và nói một dạng cô lập của phương ngữ Gaulois-Ý. Họ đến từ miền bắc của Ý, định cư tại Sicilia từ khoảng 900 năm trước, khi người Norman chinh phục đảo. Người Arbëreshë định cư tại miền nam Ý từ thế kỷ 15 đến 18 trong vài làn sóng di cư, họ là người Công giáo Albania chạy sang Ý sau khi Albania bị người Thổ Ottoman chinh phục.

Thành phố Palermo năm 2005

Tại Sicilia ngày nay, hầu hết mọi người nói song ngữ, cả tiếng Ý và tiếng Sicilia. Tiếng Sicilia là một ngôn ngữ riêng biệt và có tính lịch sử của nhóm Roman. Một số từ trong tiếng Sicilia được mượn từ tiếng Hy Lạp, Catalan, Pháp, Ả Rập và các ngôn ngữ khác.[78] Các phương ngữ liên quan đến tiếng Sicilia cũng được nói tại CalabriaSalento trên đại lục Ý; và nó có ảnh hưởng đáng kể lên tiếng Malta. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng Sicilia bị hạn chế trong các bối cảnh phi chính thức (hầu hết là trong gia đình) và trong đa số trường hợp nó bị thay thế bằng phương ngữ Sicilia của tiếng Ý, là một sự pha trộn tiếng Ý và tiếng Sicilia.[79]

Tiếng Sicilia có ảnh hưởng vào lúc đầu trong quá trình phát triển tiếng Ý tiêu chuẩn đầu tiên, song việc sử dụng tiếng tiêu chuẩn này bị hạn chế trong tầng lớp tinh hoa tri thức. Đây là một ngôn ngữ văn học tại Sicilia được tạo ra dưới sự bảo trợ của Friedrich II và triều đình (Magna Curia) của ông. Người đứng đầu triều đình là Giacomo da Lentini, bên cạnh đó trường phái Sicilia cũng ra đời trong triều, được truyền cảm hứng từ văn học hát rong tại Pháp. Di sản ngôn ngữ và thơ ca của họ về sau bị đồng hoá vào tiếng Firenze bởi Dante Alighieri, ông tổ của tiếng Ý hiện đại, trong [De vulgari eloquentia] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) ông tán dương và cho rằng mọi bài thơ người Ý viết có thể gọi là tiếng Sicilia.[80] Ngôn ngữ này xuất hiện trong sonnet đầu tiên, tác giả cũng được quy cho Giacomo da Lentini.

Giống như hầu hết các vùng khác tại Ý, Công giáo La Mã, là giáo phái chi phối tại Sicilia, và giáo hội vẫn giữ một vị thế quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân. Trước khi người Norman xâm chiếm, Chính thống giáo Đông phương là tôn giáo chi phối tại Sicilia, và đến nay vẫn còn có một số tín đồ. Ngoài ra, còn có một thiểu số nhỏ người Công giáo Đông La Mã, một giáo đoàn hỗn hợp của người Albania. Hầu hết cư dân vẫn tham dự lễ nhà thờ hàng tuần hoặc ít nhất là các lễ hội tôn giáo, và nhiều người làm lễ kết hôn tại nhà thờ. Người Do Thái hiện diện rộng rãi trên đảo trong ít nhất 1.400 năm và có thể là hơn 2000 năm. Một số học giả tin rằng người Do Thái Sicilia là một trong các tổ tiên của người Do Thái Ashkenazi (từng tập trung tại Đức và Đông Âu).[81] Tuy nhiên, người Do Thái bị trục xuất khỏi đảo vào năm 1492. Hồi giáo từng hiện diện thời Tiểu vương quốc Sicilia, song người Hồi giáo sau đó cũng bị trục xuất. Ngày nay, do nhập cư đến đảo, có các cộng đồng tôn giáo thiểu số như Nhân chứng Jehovah, Hồi giáo, Do Thái giáo và Sikh giáo. Cũng có một lượng khá nhỏ tín đồ Giáo hội Phúc Âm sống trên đảo.

Khu dân cư lớn

Nhà thờ lớn NotoĐường phố trên đảo Panarea

Sicilia có ba thành phố trung tâm:

  1. Palermo có vùng đô thị mở rộng với 1.044.169 người
  2. Catania có vùng đô thị mở rộng với 801.280 người[82]
  3. Messina có vùng đô thị mở rộng với 418.916 người.[83]

Về tổng thể, 15 thành phố và thị trấn có dân số trên 50.000 người, đó là:

  1. Palermo (677.854)
  2. Catania (315.576)
  3. Messina (242.121)
  4. Siracusa (123.248)
  5. Marsala (82.812)
  6. Gela (77.295)
  7. Ragusa (73.756)
  8. Trapani (70.642)
  9. Vittoria (63.393)
  10. Caltanissetta (60.221)
  11. Agrigento (59.190)
  12. Bagheria (56.421)
  13. Modica (55.294)
  14. Acireale (53.205)
  15. Mazara del Vallo (51.413).[84]

Di truyền

Các nhóm đơn bội Y-ADN được phát hiện với tần số như sau tại Sicilia: R1 (36,76%), J (29,65%), E1b1b (18,21%), I (7,62%), G (5,93%), T (5,51%), Q (2,54%).[85] Các nhóm đơn bội R1 và I là điển hình cho cư dân Tây Âu còn J và E1b1b gồm các nhánh phân bổ khác nhau tại Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu. Người Norman, Schwaben và các dân tộc German đóng góp khoảng 8% dòng phụ hệ (nhóm đơn bội I). Một nghiên cứu di truyền gần đây về cư dân miền nam Ý và Sicilia cho thấy rằng người Sicilia có thành phần di truyền học rất tương đồng với người Ý tại các vùng lân cận là Calabria, Basilicata và Apulia.[86] Ngoài nước Ý, theo một nghiên cứu, người Hy Lạp tại Crete, LaconiaPeloponese gần gũi nhất về di truyền học với người Sicilia.[87] Theo một nghiên cứu khác, người Sicilia gần gũi nhất với những người miền nam Ý khác và người Hy Lạp từ Cretequần đảo Aegean, song khác biệt với toàn bộ người Hy Lạp tại đại lục.[88]

Tần số (%) của nhiễm sắc thể Y (n=236)[85] và ADN ti thể (n=313)[86] haplogroups
Nhiễn sắc thể YADN ti thể
1,27% E-V120,64% L3
5,93% E-V131,92% M
3,81% E-V223,52% N
0,42% E-V652,56% I
2,12% E-M810,96% W
4,66% E-M1234,47% X
5,93% G1,28% R
7,62% I4,79% HV
3,81% J138,02% H
25,84% J21,60% V
5,51% T13,10% T
0,42% L9,90% J
2,54% Q12,47% U*
5,51% R1a0,64% U6
24,58% R1b4,15% K

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sicilia http://www.iermb.uab.cat/RePEc/doc/wpierm0901.pdf http://historymedren.about.com/library/weekly/aapm... http://www.aboutmalta.com/history/time-Line.htm http://www.amazon.com/Normans-Sicily-1016-1130-Kin... http://www.amazon.com/gp/product/0781809096/ref=cm... http://www.annamariavolpi.com/page47.html http://www.barillaus.com/Chestnut_Dinner__Intro.as... http://www.best-italian-wine.com/best-beach-in-Sic... http://www.bestofsicily.com/ceramic.htm http://www.bestofsicily.com/food.htm